20 NĂM TRONG LĨNH VỰC THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ YẾN

Hotline: 0945 62 68 45

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

0945 62 68 45

Thu Hoạch Tổ Yến Theo Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu – Cải Tiến Nâng Cao Giá Trị

Hiện nay có một số biện pháp được đề xuất cải thiện quy trình thu hoạch tổ yến, để tăng cường hiệu quả và giá trị sản phẩm, giúp đạt được thu nhập cao hơn. Bài viết này chia sẻ lại cách thu hoạch và lưu ý từ kinh nghiệm hơn 200 dự án xây dựng và cải tạo nhà yến trong hơn 10 năm qua. Bên cạnh đó cũng có đề xuất nâng cao quy trình thu hoạch tổ yến tại Việt Nam.

1. Thu hoạch tổ yến đúng cách

Chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin quan trọng trước khi đi vào quy trình thu hoạch

1.1 Thời gian vào nhà yến

Chúng ta sẽ vào nhà yến từ 9h – 15h hàng ngày. Vào thời gian này chim yến sẽ đi kiếm ăn nên chỉ còn chim non và trứng ở lại.

*Tuyệt đối hạn chế ra vào và gây tiếng động mạnh ngoài khung giờ trên. Điều đó gây ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng. Chim yến sẽ hiểu lầm nơi ở bị đe dọa.

1.2. Tần suất thu hoạch tổ yến trong năm:

Tần suất thu hoạch dựa vào tổng số lượng tổ yến hiện có:

  • 1-2 lần với nhà yến có dưới 300 tổ.
  • 3-5 lần với nhà yến có từ 300-1000 tổ.
  • 5-10 lần với nhà yến trên 1000 tổ.

Dựa vào mức cam kết xây dựng nhà yến của Nhà Yến PvNEST thì 150 tổ/ 18 tháng thì năm thứ 1 có thể thu hoạch “lấy lộc” và năm thứ 2 trở đi có thể thu hoạch chính thức. 

1.3. Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến

Trong quá trình thu hoạch tổ yến, cần tuân theo một số lưu ý quan trọng:

– Tận dụng thời gian thu hoạch tổ yến, đồng thời kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại cho chim yến, nhà yến.

– Để tránh tổ yến bị hỏng, gãy vỡ. Trước khi lấy tổ cần phun nước trực tiếp vào tổ để cấp ẩm trong 30 phút. Sau đó, sử dụng một con dao mỏng để gạt tổ ra khỏi xà gỗ.

– Thời gian nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất có thể để hạn chế ảnh hưởng đến chim yến còn sót lại trong nhà.

2. Thu hoạch tổ yến thực tế

Chúng ta sẽ gặp 3 trường hợp sau khi thu hoạch tổ yến:

2.1 Trước khi chim Yến đẻ trứng ( giai đoạn 1 ): Phương pháp cướp tổ

  • Ưu điểm:

Tổ yến lúc này là tổ non thường sạch sẽ hơn, không có nhiều bụi bẩn, phân hoặc lông yến. Vì là tổ non nên giá trị dinh dưỡng còn nhiều.

Chất lượng của tổ yến thu được là tốt nhất và thời gian xử lý ngắn cho ra tiêu chuẩn cao cấp.

  • Nhược điểm:

Vì tổ yến được lấy quá sớm nên chim yến phải kịp thời “tăng ca” làm lại tổ mới trước khi đẻ nên ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ của chúng.

Trường hợp xấu nhất là cận ngày đẻ mà tổ yến bị lấy đi. Chúng ta tự hiểu hậu quả nhé.

⇒ Không khuyên dùng phương pháp thu hoạch này. Nếu có chỉ nên thu hoạch 20-30% tổng số lượng tổ non này.

2.2 Khi chim Yến đã đẻ trứng (Giai đoạn 2)

Đã đẻ 1 trứng: Có thể thu hoạch 50% tổng số lượng và trứng chuyển dời qua các tổ có sẵn 1 trứng khác. Để “ấp nhờ”.

Đã đẻ 2 trứng: Không nên thu hoạch hoặc chỉ thu hoạch từ 10-20% với các tổ như này nếu tổ đó quá “chín” cần thu hoạch gấp.

  • Ưu điểm

Tổ yến ở thời điểm này đã hoàn thành và dày hơn, chất lượng cao hơn. Không quá già và độ sạch sẽ cao.

Đây thường là loại sản phẩm cao cấp trên thị trường.

  • Nhược điểm:

Đây là trường hợp thường gặp nhiều nhất khi thu hoạch nên ta cần cân nhắc kỹ lượng để hạn chế tối đa số lượng trứng bị vứt bỏ.

Lưu ý: Thu hoạch các tổ 2 trứng ta phải chia trứng lại cho các tổ 1 trứng khác để ấp nhờ. Đừng vứt bỏ trứng.

2.3 Tổ yến đang có chim non ( giai đoạn 3 )

Tổ yến giai đoạn này không thể đụng vào, không thể thu hoạch.

2.4 Sau khi chim yến non rời tổ ( giai đoạn 4 ): Phương Pháp Khuyên Dùng

  • Ưu điểm:

Bàn về giá trị lâu dài và sự tăng trưởng đều đặn của đàn yến thì cách này là tốt nhất. Đơn giản về mặt sinh học thì đây là cách ít can thiệp tiêu cực về môi trường sống của chim yến nhất.

Chúng ta sẽ có đàn yến trung thành vì có nơi ở tốt

Đàn chim non có đủ tổ để trưởng thành và có tỉ lệ ở lại nhà yến hơn thay vì đi kiếm nhà mới.

  • Nhược điểm: 

Tổ yến thu được tại thời điểm này thường không sạch và có nhiều tạp chất, lông yến, nên cần phải qua nhiều khâu xử lý để làm sạch. Giá trị sản phẩm sẽ thấp hơn đôi chút.

Sản lượng thu hoạch sẽ ít hơn so với các phương pháp khác. Nhưng chỉ là thời gian đầu vì nếu nhìn xa trông rộng hơn thì các tổ giải đoạn 1, 2 ở trên đều sẽ dần qua trở thành giai đoạn 4. Ta không mất tổ nào cả.

2.5 Ví dụ minh họa:

Nhà yến 1000 tổ: Thường sẽ thu hoạch được 500 tổ. và 500 tổ đang làm ( đang tái tạo vì lần thu hoạch trước )

Trong đó: 

  • 100 tổ non trước khi đẻ, 
  • 150 tổ đang có 1, 2 trứng
  • 150 tổ có chim non ( không đụng được )
  • 100 tổ chim non đã bay đi

Ta sẽ thu hoạch theo phương pháp của Nhà Yến PvNEST:

  • Thu 20 tổ non
  • Thu 75 tổ đang có 1,2 trứng và chia trứng lại cho các tổ ít trứng ấp nhờ
  • Thu 100 tổ chim non đã bay đi

Tổng thu hoạch: 

  • Đợt này: 195/500 tổ
  • Đợt sau cũng như vậy 195/500 tổ đều đặn ( Thực tế sau những tháng mua sinh sản sẽ cao hơn nhưng đang nói trung bình )

⇒ Ta đều đặn thu được 195/500 tổ thay vì sử dụng phương pháp thu tổ cực đoạn giai đoạn 1 và 2 để có thể thu hoạch lên đến 250-300/ 500 tổ. Và đợt sau có thể chỉ còn 100/500 tổ hoặc 100/450 tổ vì hao mòn không dẫn dụ kịp phần mất đi.

⇒ Số lượng tổ yến của ta không mất đi. Mà chỉ hình thành tự giai đoạn 1 sang giai đoạn khác. 

2.6 *Giải đáp thắc mắc:

Cũng sẽ có ý kiến phản đối là nếu ta thu hoạch theo giai đoạn 1 nhiều hơn thì sẽ kích thích chim làm tổ mới lên sản lượng tổ yến tổng thể sẽ cao hơn so với ban đầu. Giống như ta nuôi gà mở đèn để chúng đẻ nhiều trứng hơn vậy. 

⇒ Tôi hoàn toàn đồng ý là thực tế sẽ có như vậy. Nhưng tôi không hoàn toàn chắc chắn là về lâu dài, khi nhà yến của ta bị chững lại, mất mùa không thể dẫn dụ thêm thì những con chim yến bị “bóc lột sức lao động” ở giai đoạn 1 sẽ chấp nhận ở lại và nếu ở lại thì tuổi thọ cũng sẽ giảm dẫn đến số lượng tổ làm được trong 1 vòng đời sẽ giảm đi.
⇒ Và hơn hết nuôi yến khác với nuôi gà là ta không đảm bảo kiểm soát được vòng đời và số lượng gà nên có thể mặc sức “bóc lột sức sinh sản” của chúng . Yến là của tự nhiên trời cho. Tâm ta tốt thì trời tốt với ta. Đó là quan điểm cá nhân của Nhà Yến PvNEST.

Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thử từng phương pháp một để xem phương pháp nào phù hợp và cho hiệu suất cao nhất, hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau.

2. Quy trình thu hoạch tổ yến chuẩn

Quy trình thu hoạch tổ yến sẻ chia làm 2 phân loại:

2.1 Tiêu chuẩn tiêu thụ nội địa

Bước 1: Lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp

Bước 2: Ra vào nhà yến đúng quy định

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra tổng thể nhà yến và phun ẩm trước khi thu hoạch

Bước 4: Chia làm 2 đội

  • Đội 1: khắc phục sửa chữa các vấn đề kỹ thuật và tạo mùi trong nhà yến
  • Đội 2: tiến hành thống kê sản lượng và triển khai thu hoạch.

Bước 5: Tổng kết

2.2 Tiêu chuẩn xuất khẩu: ( Dự kiến sẽ có trong tương lai )

Bước 1: Lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và 3 đội nhân lực mang đầy đủ đồ bảo hộ an toàn vệ sinh.

Bước 3: Ra vào nhà yến đúng quy định

Bước 4: Chia làm 3 đội:

  • Đội 1: Triển khai phun ẩm tổ yến và kiểm tra tổng thể kỹ thuật, điều kiện môi trường trong nhà yến.
  • Đội 2: Giám sát tất cả mọi hành động và ghi chép.
  • Đội 3: Thống kê sản lượng và thu hoạch tổ yến

Bước 5: Bảo quản, dán tem và niêm phong lô hàng theo tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc đưa đi đến nơi sản xuất.

Bước 6: Niêm phong nhà yến đến giai đoạn thu hoạch hoặc sửa chữa, nâng cấp tiếp theo.

Bước 7: Tổng kết và lưu giữ toàn bộ quá trình thu hoạch cùng với lô hàng đưa đi nhà máy sản xuất

Bước 8: Sản xuất với điều kiện vệ sinh và sự giám sát cao về tiêu chuẩn.

3. Các ảnh hưởng của việc không tuân thủ quy trình thu hoạch đối với chất lượng tổ yến

Hiện nay thu hoạch tổ yến chưa được quan tâm và giám sát mà chỉ sàng lọc ở khâu thành phẩm cuối cùng. Điều này cùng gây khó khăn cho người tiêu dùng biết được đâu là sản phẩm tốt. Có lẽ các ảnh hưởng thường thấy nhất nếu thu hoạch chưa đủ tiêu chuẩn là:

   – Việc thu hoạch yến không đúng quy trình có thể làm thay đổi hình dạng ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ.

   – Màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng khi thu hoạch đến khi tung ra thị trường cũng không còn nguyên vẹn.

   – Không đạt được giá trị cao như tổ yến tuân thủ quy trình. Và thành phẩm sẽ khó đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn chưa quá khắc khe.

Tiềm năng tác động đến ngành công nghiệp và thị trường:

   – Việc không tuân thủ quy trình thu hoạch yến không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, mà còn tác động đến uy tín và danh tiếng của ngành nuôi yến.

   – Các sản phẩm yến không tuân thủ quy trình có thể gây mất niềm tin của khách hàng và tạo ra sự không ổn định trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm về nguồn cung và giá trị của sản phẩm yến.

4. Quản lý và giám sát việc thu hoạch tổ yến nhằm truy xuất nguồn gốc dễ dàng

Để nâng cao ngành nông nghiệp nuôi yến nói chung lên một tầm cao mới, để các nhà yến tại Việt Nam có thể đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu hợp pháp, thì đây là đề xuất của riêng Nhà Yến PvNEST:

4.1. Thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng trong quá trình thu hoạch: 

Một bước tiến nhảy vọt trong thị trường kinh doanh tổ yến sẽ là cho người tiêu dùng thấy tận mắt hoặc thấy qua online quy trình thu hoạch tổ yến từ khâu hái tổ đến khâu thành phẩm. 

Củng cố chất lượng và vệ sinh an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng. Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của mọi người sẽ là kim chỉ nam trong nghề nuôi yến.

Vì vậy việc thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng là rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm yến đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Dưới đây là một số biện pháp để thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng trong quá trình thu hoạch yến năm 2023:

Xác định các chỉ tiêu chất lượng:

   – Định rõ các chỉ tiêu chất lượng cần được đáp ứng trong quá trình thu hoạch yến, bao gồm các yếu tố như hình dạng, màu sắc,mùi tự nhiên, độ sạch nguyên bản, v.v.

   – Xác định ngưỡng chất lượng cho từng chỉ tiêu để đảm bảo sản phẩm yến đạt chuẩn và không bị lỗi.

Thiết lập quy trình kiểm tra:

   – Xác định các bước kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy trình đã đề ra.

  – Sử dụng các phương pháp kiểm tra phù hợp như kiểm tra mẫu ngẫu nhiên, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra toàn bộ số lô hàng.

Sử dụng thiết bị và công cụ kiểm tra:

   – Đảm bảo sử dụng các thiết bị và công cụ kiểm tra chất lượng đáng tin cậy và chính xác.

   – Cung cấp đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên thu hoạch về việc sử dụng thiết bị và công cụ kiểm tra một cách chính xác và hiệu quả.

Quản lý và ghi nhận kết quả kiểm tra:

   – Thực hiện việc quản lý và ghi nhận kết quả kiểm tra chất lượng yến theo từng lô hàng hoặc theo yêu cầu của quy trình.

   – Lưu trữ kết quả kiểm tra một cách cẩn thận và bảo mật để có thể tra cứu và theo dõi quá trình chất lượng của sản phẩm.

Đào tạo nhân viên và giám sát:

   – Đảm bảo nhân viên thực hiện kiểm tra chất lượng yến được đào tạo và nắm vững quy trình kiểm tra.

   – Tiến hành giám sát và kiểm tra định kỳ hoạt động của nhân viên để đảm bảo việc kiểm tra chất lượng diễn ra đúng quy trình và chính xác.

Điều chỉnh và cải tiến:

   – Dựa trên kết quả kiểm tra và phản hồi từ thị trường, thực hiện điều chỉnh và cải tiến hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng để nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việc thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng trong quá trình thu hoạch yến năm 2023 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm yến đạt chuẩn và tăng cường niềm tin của khách hàng.

⇒ Tổng hợp các phương pháp giám sát trên mục đích để truy xuất nguồn gốc của từng loại tổ yến từ nơi sản xuất, điều kiện sản xuất của nhà yến có phù hợp tiêu chuẩn hay không.

5. Tổng Kết

Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin về thu hoạch tổ yến một cách tổng thể.

Bên cạnh đó là đề xuất từ Nhà Yến PvNEST trong việc cải tiến nâng cao giá trị cho tổ yến và ngành nuôi yến nói chung tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ mua hàng

0945.62.68.45

LIÊN HỆ TƯ VẤN